Chùa Thập Tháp - Ngôi Chùa Tử Đệ Bình Định 2025!
Chùa Thập Tháp Di Đà đã trải qua hàng trăm năm tồn tại, là một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng ở miền Trung. Nơi đây được du khách biết đến bởi kiến trúc cổ kính, cùng những giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc. Chùa Thập Tháp đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bình Định, thu hút nhiều du khách về hành hương, cúng tế, lễ bái.
Khám Phá Ngôi Chùa Thập Tháp Bình Định
1. Chùa Thập Tháp ở đâu?
Chùa Thập Tháp tọa lạc ở thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập Đá, đến cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.
2. Nguồn gốc của tên gọi “Chùa Thập Tháp” Bình Định
Tên gọi chùa Thập Tháp là bởi xưa kia nơi đây có 10 ngọn tháp do người Chăm xây để “yểm hậu” cho thành Đồ Bàn. sau bị sụp đổ. Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tính, bản giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình mang tên Thập Tháp Di Đà Tự.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Bãi Bàu Quy Nhơn
3. Tiểu sử của chùa Thập Tháp Bình Định
Thế kỷ 17, năm 1665, hòa thượng Nguyên Thiều (hòa thượng họ Tạ, húy là Nguyên Thiều, quê quán ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) cho dựng một am nhỏ tại đây để hoằng dương Phật pháp. Đến năm 1683, một ngôi chùa khang trang được xây dựng với vật liệu chính là gạch đá lấy từ 10 ngôi tháp Chăm bị đổ. Năm Tân Mùi (1691) chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho biển ngạch đề "Thập Tháp Di Đà tự". Sau khi xây dựng chùa Thập Tháp Di Đà, Hòa thượng Nguyên Thiều mở trường truyền đạo.
Thế kỷ 18, vào năm 1749, chùa được trùng tu trên quy mô lớn. Đến cuối thế kỷ, phong trào Tây Sơn bùng nổ. Do nằm kề cận thành Đồ Bàn (nay gọi thành Hoàng Đế) nên chùa phải chịu tổn thất của nhiều cơn binh lửa, chứng kiến những trận đánh quyết liệt giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Thế kỷ 19, chùa được trùng tu với quy mô lớn, kéo dài trong nhiều năm, hình thành nên kiến trúc như ngày nay. Đến năm 1990, chùa Thập Tháp được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19, xếp hạng cấp quốc gia.
4. Kiến trúc của chùa Thập Tháp Di Đà Bình Định
Chùa Thập Tháp Di Đà xây bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương, bốn vày, ba gian, hai chái, kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh. Khu vực chính của chùa gồm có khu chính điện, khu phương trượng, khu Tây đường và Đông đường, có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng, có lát gạch vuông, bày đủ các thứ cây cảnh. Ở khu chính diện, kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất tinh xảo, công phu với những họa tiết hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu. Đầu tám hàng trụ cột và đầu kèo được chạm, trang trí cổ tự. Ngoài những công trình chính, bên cạnh chùa còn có 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc nhiều thời khác nhau.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp của Nhà Thờ Lòng Sông Quy Nhơn
Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi. Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ. Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.
Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe du lịch 4 chỗ Quy Nhơn đời mới
Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương… Các bộ tượng Thập bát La hán và Thập điện Minh vương của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường. Hầu hết các tượng thờ trong chính điện được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).
Xme thêm: Blog du lịch Quy Nhơn
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển "Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự" treo giữa cửa chính ngôi chính điện, Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại năm 1821. Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang. Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876. Đối diện nhà Tổ là giảng đường, ở đây có bảng gỗ ghi bài "Thập Tháp Tự Chí" do Thị giảng Học sĩ phủ An Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp.
Xem thêm: Tổng hợp danh sách các đặc sản ngon, nổi tiếng nhất Quy Nhơn
Đặc biệt, Báo Bình Định cho biết, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.
Xem thêm: Cho thuê xe du lịch 7 chỗ Quy Nhơn giá rẻ
Trong tất cả chùa chiền ở miền Trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế và được xem là chùa tổ. Qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái mới đan xen, nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính.
kết Luận:
Chùa Thập Tháp Di Đà đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đây được coi là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.