Ngắm Nhìn Nét Đẹp Cổ Kinh Ngôi Chùa Long Khánh Quy Nhơn 2024!
Chùa Long Khánh đã có hơn 300 năm tuổi trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn toát lên sự trang nghiêm, tôn kính giữa lòng trung tâm thành phố Quy nhơn nhộn nhịp, sầm uất. Nơi đây cũng được coi là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của tỉnh Bình Định, cũng như điểm đến thu hút khách du lịch gần xa mỗi khi đến với thành phố biển xinh đẹp này.
Tìm Hiều Về Chùa Long Khánh Quy Nhơn Chi Tiết Từ A - Z
1. Chùa Long Khánh ở đâu?
Chùa Long Khánh được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn. Theo nhiều ghi chép cổ được lưu lại trong Đại Nam Nhật Chí thì chùa được khởi công xây dựng vào năm 1807. Chùa Long Khánh toạ lạc ở phía tây cửa biển Thị Nại, chính xác là ở Động Cát, thôn Cẩm Thượng, thuộc huyện Tuy Phước. Nay thuộc địa phận hành chính của phường Tuy Lợi, thành phố Quy Nhơn.
2. Giới thiệu về chùa Long Khánh Quy Nhơn
Theo sử sách ghi lại, ngôi chùa này được thiền sư Đức Sơn khởi dựng vào năm Ất Mùi 1715 dưới thời vua Lê Dụ Tông, với mục đích phục vụ cộng đồng người Hoa sinh sống tại nơi này. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và sự khắc nghiệt của thời tiết, chùa Long Khánh Quy Nhơn đã phải đưa vào trùng tu khá nhiều lần dưới thời của các thiền sư Tịch, Thiên Chánh, Chính Nguyên, Chánh Sơn và cuộc đại trùng tu năm 1956 trong suốt 6 năm ròng rã mới hoàn thành.
Xem thêm: Cầu Thị Nại - Cây cầu dài nhất Đông Nam Á
Ngày nay, công trình này không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn của Bình Định, là một trong 2 ngôi chùa có niên đại lâu đời nhất tại đất võ mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của Quy Nhơn mà khách du lịch đến đây không thể bỏ qua.
Hiện tại trong chùa đang lưu giữ một quả chuông cổ hay còn được gọi là Khánh Đồng, đúc vào năm năm Gia Long thứ 4 (năm 1805), dùng để khai hiệu lệnh. Chuông có kích thước lần lượt là: dài 75cm x cao 25,5cm. Ngoài ra còn có Thái Bình Hồng Chung (hay còn gọi là chuông Hồng Thái) và một hiện vật khác là tấm dấu hiệu biểu trưng mang tên Long Khánh Tự được kiến tạo cùng thời vua Gia Long vào năm 1813.
3. Nét đẹp kiến trúc chùa Long Khánh Quy Nhơn
Được xây dựng để phục vụ nhu cầu tâm linh của người Hoa nên về tổng thể kiến trúc ngôi chùa Long Khánh giống như chữ “Khẩu”, chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách xây chùa của người miền Nam Trung Hoa.
Cổng tam quan được xây bằng đá xanh vững chắc và lợp bằng mái ngói âm dương. Chính giữa bên trên là một cổ lầu với tượng Bạch Y Quan Thế Âm hiền từ, kết hợp với những bức điêu khắc uốn lượn tinh xảo trên nóc tạo nên sự linh thiêng cho ngôi chùa.
Xem thêm: Suối nước nóng Hội Vân Quy Nhơn, Bình Định
Phía trước cổng tam quan thì được đặt một lư hương sơn vàng bắt mắt và hai bức tượng sư tử đá màu trắng uy nghiêm ở hai bên như để canh gác, bảo vệ sự yên bình cho chốn tâm linh này. Bước qua tam quan là một khoảng sân rộng, nổi bật là bức tượng A Di Đà cao 17m được chế tác tỉ mỉ, đứng trên một tòa sen hồng đang nở rộ, bên dưới được đỡ bởi một bệ đá xanh hình bát giác vững chãi, cùng với hồ sen trong vắt phía trước và những chậu cây xanh mướt xung quanh làm không gian chùa Long Khánh Quy Nhơn trở nên tĩnh mịch và thoáng đãng hơn.
Chánh điện là công trình lớn nhất tại chùa với kiến trúc “tiền đường hậu tẩm” gồm những ngôi nhà ngói đỏ cong vút như đình đài lầu các xa xưa đặt liền kề nhau trên một cấu trúc nền cao hơn 1,5m và xung quanh được bao bọc bằng hệ thống lan can chắc chắn.
Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe du lịch 29 chỗ Quy Nhơn
Tiền đường ở chính giữa dài hơn 8m, được xây thành nhiều tầng tạo thành một tòa tháp cao vút vươn thẳng lên trên, nổi bật giữa nền trời xanh ngắt. Các cánh cửa thì được làm từ gỗ quý và khắc tên ngôi chùa bằng sơn son thếp vàng đẹp mắt. Từ các mái ngói, các cột trụ, các ô cửa cho đến các bức tường của ngôi chùa Long Khánh ở Bình Định đều được chạm khắc tinh tế, cẩn thận đến từng chi tiết, tạo thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng khiến du khách không thể rời mắt.
Để bước lên chính điện, phải đi qua những bậc thang bằng bê tông, hai bên là hai con rồng bằng đá uốn lượn – biểu tượng quen thuộc của bậc đế vương xưa kia, khiến ta có cảm giác như đang đi lạc vào một không gian cung đình xa xưa, cổ kính mà không mất đi vẻ trang nghiêm. Bên trong chính điện thì được thờ Đức Phật Thích Ca bằng đồng cao 2m ở giữa và Đức Phật A Di Đà cùng Quan Âm Chuẩn đề ở 2 bên.
Nằm ngay phía sau là hậu điện với diện tích 48 m2 được đặt một bức tượng đồng Đức Thế Tôn cao 1,5m nặng hơn 1.200 kg. Bên trái là lầu chuông cao 7m, được treo 1 quả chuông đồng cao 1,7m nặng hơn 700 kg được hòa thượng Nguyễn Trinh Tường đúc vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long thứ 4. Đối xứng bên phải thì là lầu trống treo một chiếc trống cao 1,5m, tất cả đều là những cổ vật từ xa xưa còn lưu lại.
Xem thêm: Tuyệt Tình Cốc Quy Nhơn - Điểm check in hot nhất hiện nay
Hơn nữa, chùa Long Khánh Quy Nhơn còn lưu giữ hiện vật vô cùng quý giá nữa là Tấm dấu biểu trưng cho “Long Khánh Tự” được in vào năm 1813 vào triều vua Gia Long thể hiện sự yêu quý và tôn kính của nhà vua đối với ngôi chùa. Ngoài ra, khuôn viên chùa còn có Đông phòng và Tây Phòng dành cho tăng ni ở hai bên và Tổ đình – nơi thờ vị trụ trì đầu tiên của chùa cùng nơi thờ các vị khai sơn phá thạch của chùa.
4. Trải nghiệm đáng nhớ tại chùa Long Khánh Quy Nhơn
Nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn luôn sôi động và náo nhiệt nhưng không gian tại chùa Long Khánh Quy Nhơn lại luôn tĩnh lặng và bình yên khiến ai đến đây cũng cảm thấy tâm hồn được thanh thản và thư giãn. Ghé thăm nơi đây du khách có thể trải nghiệm những phút giây tịch mịch, sâu lắng mà không kém phần tôn kính như thể bạn đang lạc vào một thế giới hư vô của miền cực lạc.
Xem thêm: Cho thuê xe du lịch 35 chỗ Quy Nhơn đời mới
Nếu đến đây vào lúc này bạn sẽ được chứng kiến dòng người nườm nượp với vàng hương và lễ vật nối đuôi nhau đến chùa cầu nguyện bình an, hạnh phúc và công danh cho bản thân và những người thân yêu. Mặc dù không còn dáng vẻ cổ kính, hoang sơ của 300 năm lịch sử, nhưng chùa Long Khánh Quy Nhơn vẫn là danh lam về tâm linh rất nổi tiếng.
Kết Luận:
Chùa Long Khánh Quy Nhơn mở cửa đón du khách tới tham quan, chiêm bái từ 5h sáng đến 17h chiều các ngày trong tuần. Đến đây, dâng hương để tỏ lòng thành kính và cầu bình an, may mắn cho gia đình và những người thân yêu của mình nhé.